Cùng khám phá cách nuôi đông trùng hạ thảo tại nhà

Đông trùng Hạ Thảo là một loại dược liệu cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên và có giá trị kinh tế rất cao. Hãy cùng tìm hiểu cách nuôi cách nuôi đông trùng hạ thảo trong bài viết sau

Đã từ lâu, đông trùng hạ thảo được giới y học thế giới săn đón như một loại “thần dược” với rất nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, loại thảo dược này trước đây chỉ có thể tìm thấy trong tự nhiên và trên những vùng núi cao ở Trung Quốc và Tây Tạng, vì vậy, giá của đông trùng hạ thảo cũng cực kỳ cao.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công cách nuôi đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo. Phương pháp này đã được phát triển và triển khai thành công tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Phương pháp nuôi đông trùng hạ thảo chuẩn như thế nào?

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo nhân tạo cũng khá công phu, để loại thảo dược này có thể phát triển  thì đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng về phòng nuôi, nguyên vật liệu, nguồn giống.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Đông Trùng Hạ Thảo

Nhiệt độ môi trường

Để thành công trong việc nuôi cấy thì trước tiên chúng ta phải có một môi trường thật phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng tiên quyết đến kết quả cuối cùng của việc trồng đông trùng. Tốt nhất, chúng ta nên đầu tư một hệ thống phòng nuôi chuyên biệt với các trang thiết bị hiện đại để có thể dễ dàng kiểm soát các yếu tố môi trường.

Chất lượng giống

Cũng giống như việc trồng cây, để có những lô đông trùng hạ thảo đạt chất lượng cao thì việc đầu tiên phải tìm và lựa chọn những giống mạnh khỏe, có sức sống để sử dụng vào việc nuôi trồng.

Kỹ thuật nuôi cấy.

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, để thành công trong việc tự nuôi cấy thì bạn cần phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và có tay nghề nhất định. Nếu không muốn rủi ro quá cao, bạn nên đi tham khảo những khóa học dạy cách nuôi đông trùng hạ thảo.

 -Chuyển giao quy trình sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris

Chăm sóc tốt.

Trong quá trình nuôi trồng, bạn cần phải tỉ mỉ và kiên trì theo dõi sự phát triển của đông trùng hạ thảo từng ngày để kịp thời loại bỏ những cây giống kém chất lượng, tránh lây lan dịch bệnh.

Chuẩn bị phòng nuôi

Để tạo điều kiện cho Đông Trùng Hạ Thảo phát triển thì bạn cần chuẩn bị một hệ thống phòng nuôi đảm bảo đầy đủ từ ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp:

Phòng nuôi đông trùng hạ thảo đạt chuẩn

Chuẩn bị giá thể

Đây là bước quan trọng nhất, giá thể nuôi trồng đông trùng hạ thảo là một hỗn hợp dung dịch từ các nguyên liệu nước dừa, nhộng tằm và gạo lứt được xay nhuyễn và được thêm một số khoán chất.

Sau đó, giá thể sẽ được đưa vào các lọ cơ chất rồi tiến hành hấp diệt trùng trong khoảng 2 tiếng. Sau đó, giá thể được chuyển vào phòng lạnh, để nguội và bắt đầu nuôi cấy giống.

Quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Kỹ thuật này được chia làm 4 giai đoạn gồm: nuôi sợ, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoach.

4 giai đoạn trong cách nuôi đông trùng hạ thảo nhân tạo

 

Giai đoạn 1: Nuôi sợi

Bước đầu tiên các lọ cơ chất sẽ được cấy giống vào, sau đó chuyển đến phòng tối với điều kiện môi trường: nhiệt độ từ 18-20 độ C, độ ẩm 75-80%, ủ kín.

Sau khoảng 10 ngày, các sợi nấm sẽ ăn kín toàn bộ bề mặt của môi trường sinh khối thì sẽ đưa toàn bộ lọ cơ chất sang giai đoạn tạo quả thể.

Giai đoạn 2: Tạo quả thể.

Các lọ cơ chất sau khi thực hiện xong giai đoạn 1 sẽ được đưa tới phòng chiếu sáng để kích thích tạo quả thể với điều kiện môi trường nhiệt độ khoảng 18-20 độ C, độ ẩm 75-80%, chiếu sáng 12 tiếng mỗi ngày với cường độ 1000 Lux.

Chú ý cần mở cửa phòng 2 lần mỗi ngày, vào lúc sáng sớm và chiều tối mỗi lần 30 phút để đảm bảo không khí được lưu thông. Sau khoảng 15 ngày, các sợi nấm sẽ bắt đầu xuất hiện trên bề mặt môi trường sinh khối, có thể chuyển sang giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Nuôi quả thể

Thay đổi điều kiện lưu trữ các lọ cơ chất như sau: giữ nguyên nhiệt độ, tăng độ ẩm lên 80-85%, vẫn chiếu sáng 12 tiếng/ngày nhưng giảm cường độ xuống còn 700 Lux.

Vẫn phải mở cửa phòng 2 lần để đảm bảo lưu thông không khí. Ở giai đoạn này cần theo dõi thường xuyên hơn để có thể phân loại và loại bỏ các lọ cơ chất bị hỏng mốc, tránh lây lan. Sau khoảng 2 tháng, thì ngọn nấm sẽ mọc dài ra và xuất hiện bào tử nấm.

Giai đoạn 4: Thu hoạch

Khi các ngọn nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm hơn so với phần thân thì đông trùng hạ thảo có thể thu hoạch được. 

Đông trùng hạ thảo Hồng Nguyên Nhật