Nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là một loại nấm ký sinh nội bào, thuộc nhóm nấm Ascomycota. Hiện có khoảng trên 500 loài khác nhau, phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là một loại nấm ký sinh nội bào, thuộc nhóm nấm Ascomycota. Hiện có khoảng trên 500 loài khác nhau, phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Chủng nấm Cordyceps Militaris là một trong số những loài thuộc họ Cordyceps, chúng ký sinh trên cơ thể một số loại sâu, nhộng của côn trùng thuộc họ Lepidoteran. Trong tự nhiên, các bào tử nấm tồn tại, phát tán trên bề mặt đất, lá cây, ngọn cỏ và cả trong đất. Trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ khoảng 25 – 270C. RH=75-90%), chúng tấn công các loài sâu, hoặc nhộng của côn trùng, ký sinh trong cơ thể vật chủ, khi di chuyển vào trong lòng đất, hệ sợi nấm phát triển từ bào tử nấm nhờ sử dụng dinh dưỡng của sâu/côn trùng, và giết chết vật chủ. Lúc này, loài sâu/nhộng bị nấm ký sinh đã di chuyển đến gần mặt đất và chết. Sau đó, hệ sợi nấm phát triển mạnh trong điều kiện lạnh (dưới 240C), từ hệ sợi sẽ hình thành quả thể nấm trên mặt đất. Do đó, Nấm đông trùng hạ thảo có thể được gọi là con/cây.
Hiện nay, loại nấm này đã được trồng trong điều kiện nhân tạo để đáp ứng nhu cầu của người dân về điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Hàm lượng các hoạt chất có trong nấm trồng tương đương hoặc thậm chí cao hơn nhiều so với nấm trong tự nhiên. Chủng nấm Cordyceps Militaris có khả năng tạo ra hàm lượng Cordycepin cao nhất.
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – trường Đại học Lâm nghiệp đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo và thực hiện sản xuất thành công chủng nấm Cordyceps Militaris trong điều kiện nuôi trồng nhân tạo.
I. CÔNG DỤNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Những tác dụng của đông trùng hạ thảo theo nghiên cứu công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế (International Journal of Medicinal Mushrooms):
1. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi: hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), viêm phế quản, giúp ức chế cơn co khí quản, làm sạch nicotin trong phổi đối với người hút thuốc lá nhiều v.v.
2. Điều tiết đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường.
3. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim: Sdenosine, Deoxy-adenosine, Nucleotide adenosine và một số loại nucleotide khác có trong ĐTHT giúp giữ ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim, ổn định huyết áp, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân suy tim mãn tính.
4. Làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm mỡ máu.
5. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan: giúp tăng hiệu quả hoạt động của gan, điều trị sơ gan, viêm gan B, C mãn tính.
6. Hỗ trợ điều trị ung thư: Các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy các bệnh nhân bị các chứng ung thư khác nhau được tiêm 6 gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hoá trị trong vòng 2 tháng đã làm giảm đáng kể kích thước khối u, hỗ trợ cho bệnh nhân điều trị xạ trị, làm giảm tác dụng phụ của các loại thuốc tây sử dụng dài ngày.
7. Chống lão hoá, cải thiên nội tiết tố nữ cho làn da khoẻ và sáng đẹp.
8. Hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục cho cả nam và nữ, các trường hợp giảm ham muốn, bất lực, hiếm muộn, vô sinh.
9. Chống mệt mỏi, căng thẳng, giảm stress, giúp giấc ngủ sâu.
10. Ngoài ra, Đông trùng hạ thảo thường được dùng làm thuốc bổ dùng cho người gầy yếu, phục hồi sức khoẻ cho người già, người mới ốm dậy.v.v. Những tác dụng khác của đông trùng hạ thảo vẫn đang được nghiên cứu và phát hiện thêm từng ngày
II. CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG
Cách chế biến 1: Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
Nguyên liệu: 100g nấm Đông trùng hạ thảo tươi ngâm với 0,5 lít mật ong nguyên chất.
Phương pháp: Ngâm Đông trùng hạ thảo tươi trong mật ong khoảng 7-10 ngày, sau thời gian trên có thể dùng mỗi ngày từ 15-20ml trước ăn sáng 1 tiếng.
Công dụng: Chữa hen suyễn, ho lâu ngày, kích thích tiêu hóa, làm sạch nicotin trong phổi đối với người hút thuốc lá nhiều.
Cách chế biến 2: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
Nguyên liệu: 10g nấm Đông trùng hạ thảo tươi ngâm với 0,5 lít rượu trắng nguyên chất.
Phương pháp: Ngâm Đông trùng hạ thảo tươi trong rượu trắng khoảng 20-30 ngày, sau thời gian trên có thể dùng mỗi ngày từ 15-20ml.
Công dụng: Trị đau thắt lưng, liệt dương, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
Cách chế biến 3: Đông trùng hạ thảo hầm gà, chim bồ câu, hoặc các món canh
Nguyên liệu: 5g nấm Đông trùng hạ thảo tươi (=30g nấm tươi), 1 con gà/1 con chim bồ câu, 10g tiêu xanh, 10g gừng, 5g muối ăn, 100-150 ml rượu trắng
Phương pháp: Gà được làm sạch và loại bỏ nội tạng, sau đó cho các thành phần nguyên liệu vào trong bụng của con gà, ninh cho tới khi nhừ.
Công dụng: Giúp khí huyết lưu thông, chuyên trị thiếu máu, liệt dương, xuất tinh ngoài về đêm, đau thắt lưng và đầu gối, phụ nữ tắc kinh nguyệt, ho và ra mồ hôi trộm, chống lão hóa, làm đẹp da.
Cách chế biến 4: Đông trùng hạ thảo hãm kiểu uống trà
Nguyên liệu: 0,2-0,5g nấm Đông trùng hạ thảo khô (=2-3g nấm tươi Phương pháp: Ngâm Đông trùng hạ thảo trong cốc nước nóng khoảng 5 phút, sau đó uống nước và nhai cả nấm.
Công dụng: Tăng sức đề kháng, giảm oxi hóa, đẹp da, tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa ung thư, hiếm muộn con.
Cách chế biến 5: Bột Đông trùng hạ thảo nấu cháo
Nguyên liệu: 1-2g bột sinh khối nấm Đông trùng hạ thảo khô
Phương pháp: Rắc bột sinh khối nấm Đông trùng hạ thảo lên trên bát cháo nóng, đảo đều và sử dụng.
Công dụng: Tăng cường phục hồi chức năng cho người bệnh, trị hen suyễn, suy kiệt.
Cách chế biến 6: Đông trùng hạ thảo hấp cơm
Nguyên liệu: 3-5 nhánh nấm Đông trùng hạ thảo
Phương pháp: Cho các nhánh nấm đựng trong bát nhỏ, hấp vào nồi cơm cho tới khi chín (cơm chín) sau đó ăn trực tiếp.
Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng điều trị viêm gan B
BẢO QUẢN: Nấm tươi đã thu hoạch bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 20-22 độ C trong vòng 10 ngày.
Sản phẩm đông trùng hạo thảo của công ty: