7 cây thuốc nam chữa bệnh gan có trong sách y học cổ truyền
Tên khác: Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.
Tên khoa học: Solanum procumbens Lour.
Họ: Cà (Solanaceae).
Bộ phận dùng: Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng).
Công năng, chủ trị: Tán phong trừ thấp, tiêu độc, giảm đau. Chữa đau nhức gân xương, ho, ho gà, xơ gan, rắn cắn.
Liều lượng, cách dùng: Ngày 16 - 20g, sắc uống.
Tên khác: Chi tử
Tên khoa học: Gardenia jasminoides J. Ellis
Họ: Cà phê (Rubiaceae).
Bộ phận dùng: Quả đã phơi khô.
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết. Chữa sốt cao, người bồn chồn khó ngủ, vàng da, tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam. Nôn ra máu, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.
Tên khác: Diệp hạ châu đắng, Cây chó đẻ răng cưa
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất sấy hoặc phơi khô.
Công năng, chủ trị: Tiêu độc, sát trùng, lợi mật, thanh can, tiêu viêm tán ứ, lợi thủy. Chữa viêm gan hoàng đảm, viêm họng, tắc sữa, kinh bế, viêm da thần kinh, viêm thận, sỏi tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 20g, sắc uống.
Tên khác: Nghệ vàng, Khương hoàng, Co hem, Co khản mỉn (Thái)
Tên khoa học: Curcuma longa L.
Họ: Gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)
Công năng, chủ trị: Khương hoàng (củ cái) có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, sinh cơ. Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau mạng sườn, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn đau bụng, viêm loét dạ dày, vết thương lâu liền miệng; Uất kim (củ nhánh) có tác dụng hành khí giải uất, hành huyết phá ứ, chỉ huyết, lợi mật. Chữa thổ huyết, ra máu cam, đái ra máu, huyết ứ, mạng sườn đau, viêm gan, hoàng đảm, xơ gan.
Liều lượng, cách dùng: Khương hoàng ngày dùng 6 - 12g (dạng thuốc sắc hoặc bột), chia 2 - 3 lần; Uất kim ngày dùng 2 - 10g (dạng thuốc bột), chia 2 - 3 lần. Nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước bôi vào mụn nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi giúp chóng lên da non làm mờ sẹo.
Tên khác: Chè cát, chè nội, tuyến hương
Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br.
Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng. Chữa viêm gan, viêm gan virus, viêm túi mật, vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông, phụ nữ sau đẻ kém ăn.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 - 15g, sắc uống.
Tên khác: Nỗ, Tạo phan diệp.
Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir.
Họ: Thầu dầu - Euphorbiaceae
Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân cây
Công năng, chủ trị: Sáp trường, chỉ tả. Chữa tiêu chảy.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 - 20g búp non hay lá non, sắc uống.
Tên khác: Liên tiền thảo
Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban
Họ: Hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Cả cây
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu viêm. Chữa sốt, mụn nhọt, vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, táo bón, ho, tiểu tiện rắt buốt.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 30 - 40g (tươi), vò nát, vắt lấy nước hoặc dạng khô sắc uống. Có thể dùng phối hợp với cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu.